Địa chỉ của Trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ: Số 160 đường 30/4, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Thành Phố. Cần Thơ
3. Thời gian làm việc của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Cần Thơ
1. Giới thiệu lịch sử hình thành về trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Cần Thơ
Được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ra quyết định thành lập ngày 20/11/1991 với tên gọi là Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm tỉnh Hậu Giang.
Ngày 01/01/1993, đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm TP. Cần Thơ sau khi tỉnh Hậu Giang tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 17/6/1993, đổi tên thành Trung tâm Xúc tiến việc làm tỉnh Cần Thơ theo Quyết định số 1335/QĐ.UBT.93, ngày 17/6/1993 của UBND tỉnh Cần Thơ sau khi Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có Quyết định 146/LĐTBXH.QĐ, ngày 17/3/1993 về việc ban hành Quy chế hoạt động của trung tâm xúc tiến việc làm.
Ngày 30/8/1995, đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm tỉnh Cần Thơ sau khi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ có Thông tư liên bộ số 01/LB-TT, ngày 11/01/1995 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác Lao động-Thương binh và Xã hội ở địa phương.
Ngày 24/01/1998, thành lập lại thành Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cần Thơ theo Quyết định số 172/1998/QĐ.Ct.TCCB của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ sau khi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có Thông tư 08/LĐTBXH-TT, ngày 10/3/1997 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP, ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm.
Ngày 09/01/2004, đổi tên thành Trung tâm Giới thiệu việc làm Cần Thơ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2003/NĐ-CP, ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm và khi tỉnh Cần Thơ tách thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
Ngày 03/6/2009, được Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ra Quyết định số 1677/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Địa chỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thành phố Cần Thơ
- Thứ Hai: 07:00 – 17:00;
- Thứ Ba: 07:00 – 17:00;
- Thứ Tư: 07:00–17:00;
- Thứ Năm: 07:00–17:00;
- Thứ Sáu: 07:00–17:00
- Thứ Bảy: Đóng cửa;
- Chủ Nhật: Đóng cửa.
Hiện nay, giờ làm việc của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Cần Thơ như sau:
5. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thành phố Cần Thơ
5.1 Chuẩn bị hồ sơ
- Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia trong sổ bảo hiểm xã hội)
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đơn này người lao động có thể lấy mẫu tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tải mẫu trên Internet.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;...
- Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị thêm 2 ảnh 3×4 hoặc 2 ảnh 4×6, bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.
Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
5.2 Nộp hồ sơ
Như vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi làm bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nộp các giấy tờ đó đến trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động muốn hưởng để được giải quyết.
Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động phải nộp hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Quá thời hạn trên thì dù có đủ điều kiện và hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cũng sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp nữa mà khoảng thời gian này sẽ được bảo lưu và cộng dồn để tính mức hưởng cho đến lần tiếp theo khi người lao động có đủ điều kiện.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Cần Thơ
4.1 Hoạt động tư vấn, bao gồm:
- Tư vấn học nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
- Tư vấn việc làm cho người lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển dụng lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;
- Tư vấn về chính sách, pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động;
- Tổ chức tư vấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho người lao động;
- Tư vấn hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, di chuyển ra nước ngoài làm việc và hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
4.2 Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:
- Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm với người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
- Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Tuyển lao động theo yêu cầu để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động;
- Giới thiệu, cung ứng lao động cho đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4.3 Ngoài hoạt động trên, các trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ còn có các nhiệm vụ
- Tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động và định kỳ mỗi tuần 01 phiên.
- Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.
- Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
5.3 Giải quyết hồ sơ và trả kết quả
Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm bảo hiểm thất nghiệp, thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp được mà người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp sau khi trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Điện thoại: 0292.3832486, 0292.3838399.
- Fax: 0292.3830249
- Email: ttdvvl@cantho.gov.vn.