3. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
1. Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội
Hiện nay, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng ở địa chỉ: Số 434A đường Trần Khát Chân, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Trong trường hợp muốn được hỗ trợ về việc hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục và thực hiện tranh tụng tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, bạn có thể liên hệ HOTLINE 19006592 của Luật Quang Huy.
- Thời gian làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;
- Thời gian làm việc buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00.
- Cơ quan trên không làm việc vào thứ bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định của nhà nước.
Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thời gian làm việc và hoạt động theo quy định giờ hành chính nhà nước. Cụ thể như sau:
2. Thời gian làm việc của TÒA ÁN NHÂN DÂN quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội
3.1 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đối với yêu cầu dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại
Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng giải quyết các yêu cầu sau:
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản sau ly hôn.
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
- Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
- Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn có các yêu cầu khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
3.2 Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đối với các tranh chấp
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp về dân sự mà Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng giải quyết gồm các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, đất đai,...cụ thể như sau:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
- Tranh chấp về cấp dưỡng.
- Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Các tranh chấp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.